Khoảng trống giữa A.I và Con Người

Khoảng trống giữa A.I và Con Người

Phải chăng, đã đến lúc chúng ta phải lo sợ trước sức mạnh của trí thông minh nhân tạo máy móc?!

KHOẢNG TRỐNG GIỮA A.I VÀ CON NGƯỜI

Những thành tựu của DeepMind trong những năm gần đây thực sự đã là những bước tiến lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tuy là thế, khả năng chơi cờ chưa phải là năng lực nhận thức. Tham vọng về một General AI của Demis Hassabis đến từ DeepMind, về một AI có năng lực chuyển hóa thông tin thành kiến thức, hẳn là một câu chuyện lớn lao.

Nhưng cho đến nay, năng lực nhận thức của một AI mạnh nhất còn chưa thể so sánh với một em bé 2 tuổi, thậm chí là em bé 1 tuổi. Mỗi một Lí trí tự do (Mind) đều sở hữu một năng lực tự nhận thức, từ trải nghiệm hình thành nên các ý niệm, từ ý niệm được định danh bởi ngôn ngữ mà hình thành nên kiến thức. Đặc trưng trong cách sử dụng kiến thức hình thành nên đạo đức và tính cách, là các đặc trưng của một Lí trí tự do.


Ví dụ, làm thế nào để một con robot có thể bộc lộ được tính hài hước giống như robot TARS trong phim Intestellar của anh em Chrisopher Nolan?

nếu bạn là một lập trình viên AI sẽ phải cốt thế nào đây?


Sự hài hước - chính nó cũng là một tính cách được hình thành trên một nền tảng kiến thức. Hài hước chính là sử dụng và ghép nối các khái niệm khác nhau, trên các khía cạnh khác theo cách không giống như bình thường, để nói tới một khái niệm liên quan một cách bất ngờ, theo hướng tích cực phương thức này có thể gây buồn cười.

Cho nên nói chung, khi một AI có khả năng cấu hình được mức độ hài hước, cho dù là config-and-run – cấu hình một lần khi bật máy rồi dùng mãi, thì đó vẫn là một câu chuyện viễn tưởng thú vị, khi đó AI phải thực sự nhận thức được nhiều khía cạnh ngữ nghĩa của một khái niệm, nó đã là một lí trí thực thụ chứ không chỉ là một chat-bot hoạt động trên một tập hữu hạn cấu trúc ngôn từ danh định.


Vậy, khoảng trống đó thực sự là gì? Làm thế nào để có thể lấp khoảng trống đó?


Khoảng trống đó có thể là cấu trúc nội tại của mỗi nơ-ron, tự nhiên vs mô phỏng; khoảng trống đó cũng có thể là thông tin sống trong cấu trúc tự nhiên thay vì chỉ là các trạng thái tĩnh tại của máy móc; khoảng trống đó cũng có thể là ngôn ngữ tự nhiên định danh và mô tả tất cả các khái niệm, từ hiện hữu đến trừu tượng; khoảng trống đó cũng có thể là cơ chế cảm xúc và trực giác, những yếu tố chưa từng được mô phỏng.

Chúng tôi tin rằng Khoa học về nhận thức - Cognitive Science, một bộ môn khoa học mới và đang phát triển mạnh mẽ, sẽ sớm trả lời được các câu hỏi đó.


Trước khi những câu hỏi đó được trả lời, thiết nghĩ chúng ta không cần thiết phải “xoắn” trước hiểm họa chat-bot Sophia đe dọa hủy diệt loài người, robot Sophia – công dân của Ả Rập Xê Út chỉ “chém gió” theo kịch bản vậy thôi chứ không có gì đáng sợ.

Ở STECH chúng tôi không sợ AI hủy diệt loài người, thay vào đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu các ứng dụng hữu ích của AI, ví dụ như các bài toán nhận diện, các bài toán tìm kiếm đặc trưng của sự vật hiện tượng. Đó đều là các bài toán khó, tiêu tốn nhiều nguồn lực, không phải chỉ đơn giản là triển khai các bộ mã nguồn mở một cách thiếu cơ sở khoa học về bộ môn này mà lại có thể có được ứng dụng hữu ích.

- nguồn: dev@stech.vn -

 

Powered by Onyx Techlab